Các công trình ứng dụng đá trắng Suối lau ở Việt Nam

Đá trắng suối lau là một loại đá tự nhiên được hình thành qua quá trình xâm nhập, biến chất của các loại đá vôi, đá cat-bon và các thành phần axit tạo nên các vân tinh thể đá xen kẽ xanh đẹp mắt.

Đây là một loại đá đặc thù của đồi núi miền trung Việt Nam, có độ cứng cao bởi tính chất nóng ẩm nhiệt đới của miền trung, đặc biệt là ở Khánh Hòa hiện đang được khai thác sử dụng phổ biến.

Mỏ khai thác đá trắng suối lau

Đá trắng suối lau là loại đá được khai thác ở vùng duyên hải miền trung, chính vì nhờ điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng nên giúp cho đá ở đây có độ chắc cao, đảm bảo tính chịu lực tốt. Độ bền màu cùng năm tháng, ít bị hoang ố.

Đây còn là loại đá có độ chống thấm nước tốt, từ đó mang lại khả năng chống ẩm, chống nước hiệu quả. Bên cạnh đó còn 1 tính ưu việt của đá trắng suối lau nữa là tính chất ít bám bụi bần ở bề mặt, rất dễ lau chùi, đánh bóng. Ngoài ra đá trắng suối lau còn là loại đá cách nhiệt, chống cháy.

Các công trình ứng dụng đá trắng Suối lau ở Việt Nam

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên khu đất rộng hơn 25.000m2, ở phía Đông Đại lộ Nguyễn Tất Thành, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng nhớ 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Được khởi công xây dựng từ tháng 3/2015 và hoàn thành vào 7/2017, với vốn đầu tư hơn 130 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn và người lao động trong cả nước. Khu tưởng niệm gồm 05 khu vực: Quảng trường lối vào; Tượng đài chiến sĩ Gạc ma; Khu trung bày ngầm; Mộ gió và Quảng trường Hòa bình; Con đường hoài niệm.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2000 và khánh thành vào ngày 18/5/2013 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 123 năm ngày sinh Bác Hồ.

Quảng trường là điểm nhấn, là nét đẹp hài hòa với không gian, kiến trúc của quê hương xứ Nghệ. Tổng khuôn viên Quảng trường rộng gần 12ha, trong đó có các hạng mục chính: Lễ đài là nơi dặt tượng đài Bác Hồ, đường Hành lễ, sân Hành lễ, sân Bán nguyệt, còn phía sau tượng đài Bác Hồ là ngọn núi Chung mô phỏng.

Ứng dụng đá trắng suối lau tại khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ

Khu công viên quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô diện tích 36ha, tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, Công viên Quảng trường được hoàn thành đáp ứng được nhu cầu tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần nâng cao diện mạo khang trang và hiện đại của thành phố Vĩnh Yên, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, từng bước hoàn thiện hình ảnh của đô thị Vĩnh Yên hướng đến một thành phố hiện đại trong tương lai gần.

Khu công viên quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc

Một số công trình khác ứng dụng đá trắng suối lau:

Tượng đài Giao Bưu – Thông tin liên lạc các thời kỳ

Tượng đài Lý Công Uẩn ở Tp Bắc Ninh

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Thông tin liên hệ

Liên hệ